Thành Tâm Motor - Quấn dây Sửa chữa Bảo trì Động cơ điện - 35 năm kinh nghiệm

logo
Công ty TNHH MTV Thương Mại - Sản Xuất - Dịch Vụ Thành Tâm
Khách hàng của chúng tôi

Chi tiết công trình

KTV Thành Tâm tháo mở động cơ điện DC 210 KW để thực hiện dịch vụ bảo trì
KTV Thành Tâm tháo mở động cơ điện DC 210 KW để thực hiện dịch vụ bảo trì
KTV Thành Tâm tháo mở động cơ điện DC 210 KW để thực hiện dịch vụ bảo trì KTV Thành Tâm đang bảo trì rotor motor DC 210 KW Rotor motor DC 210 KW đang được kiểm tra sau khi dịch vụ bảo trì được triển khai Rotor động cơ điện DC 210 KW được đưa vào động cơ điện KTV Thành Tâm đang đưa Rotor vào Motor DC 210 KW
  • Bảo trì motor điện DC 210 KW | Khách hàng: Vinamilk
  • Mô tả :

    Sau khi tiến hành khảo sát quy mô, trang thiết bị kỹ thuật cũng như vật tư sử dụng của Công ty Thành Tâm, Công ty Vinamilk đã tin tưởng giao động cơ điện DC 210 KW cho Công ty Thành Tâm cung cấp dịch vụ bảo trì. Đáp lại lòng tin của Công ty Vinamilk, Công ty đã tận tâm trong từng hạng mục bảo trì nhằm đảm bảo mỗi chi tiết của động cơ điện DC 210 KW được bảo dưỡng toàn diện và vận hành tốt. Sau 10 ngày thi công, động cơ điện DC 210 KW được bàn giao lại cho Công ty Vinamilk và động cơ điện DC 210 KW đã vận hành ổn định, đáp ứng nhu cầu sản xuất của Công ty Vinamilk.

Động cơ điện công nghiệp là “mạch máu sống” trong hoạt động của nhà máy. Tuổi thọ thiết kế lý thuyết của động cơ điện là 20 năm trở lên. Tuy nhiên, hàng chục nghìn động cơ điện công nghiệp kết thúc sớm. Điều này dẫn đến rất nhiều tổn thất cho các ngành trên diện rộng.

 

Động cơ điện cần được bảo dưỡng thường xuyên để tránh hỏng hóc và kéo dài tuổi thọ. Nhìn chung, động cơ điện và các bộ phận của động cơ nên được bảo dưỡng và kiểm tra ít nhất 6 tháng một lần. Khi đó, chúng ta có thể duy trì tuổi thọ và hiệu suất của motor điện. Thông thường, có 3 loại bảo trì motor điện cơ bản:

Bảo trì dự phòng - để ngăn ngừa các sự cố vận hành và đảm bảo rằng động cơ điện hoạt động ổn định.
Bảo trì dự đoán - để đảm bảo rằng loại bảo trì phù hợp cho motor điện được thực hiện vào đúng thời điểm.
Bảo trì phản ứng - để sửa chữa và thay thế động cơ điện khi xảy ra hỏng hóc.

 

Tiếp theo là một số cách để giữ cho động cơ điện của bạn hoạt động bình thường và tối đa hóa vòng đời của chúng. 

 

Bôi trơn đúng cách khi thực hiện bảo dưỡng động cơ điện

Hướng dẫn bôi trơn động cơ điện (OEM hoặc bởi các nhà cung cấp dầu mỡ) thường dựa vào "chủ sở hữu" để vận hành động cơ trong điều kiện lý tưởng hoặc gần lý tưởng. "Phương pháp tốt nhất" là giữ cho động cơ điện, trục và cụm ổ trục sạch sẽ, khô ráo, thẳng hàng. Đồng thời, các bộ phận này cần được bảo dưỡng để giảm thiểu độ rung và tải trọng xung kích.

 

Chọn loại vòng bi (Bạc đạn) phù hợp nhất cho động cơ điện khi bảo trì

Vòng bi động cơ điện có thể có một số cấu hình. Vòng bi cụ thể được sử dụng trong động cơ thường được xác định trên mạc động cơ điện. Tuy nhiên, tốt nhất là không nên tin vào thông tin vì trong nhiều trường hợp, động cơ đã được chế tạo lại và các vòng bi có thể khác với cấu hình OEM ban đầu. Mỗi cấu hình đặt ra những thách thức riêng đối với các yêu cầu về ổ trục và bôi trơn.

 

Kiểm tra giá đỡ động cơ điện khi thực hiện bảo trì motor điện

Khi bảo trì nên thỉnh thoảng kiểm tra giá đỡ động cơ điện để đảm bảo rằng motor điện vẫn ở trong tình trạng tốt. Giá đỡ động cơ bị lỗi có thể gây hư hỏng bên trong động cơ của bạn và thậm chí có thể gây ảnh hưởng xấu đến tải của motor điện. "Chân mềm" là một tình trạng một hoặc nhiều điểm lắp bị lỏng lẻo. Điều này sẽ gây ra sự sai lệch và tăng cường tổn thương do dao động.

 

QUY TRÌNH BẢO TRÌ MOTOR DC 210 KW

1. Công tác tại hiện trường

  • Tháo khớp nối, tháo động cơ.
  • Khóa hãm đầu trục.
  • Chuyển về xưởng thực hiện công tác bảo trì.

2. Công tác chuẩn bị tại xưởng

  • Tháo dỡ động cơ, làm vệ sinh sơ bộ động cơ và các chi tiết liên quan.

3. Công tác bảo trì

3.1. Stator

  • Tháo rời động cơ rút rotor khỏi stator.
  • Tháo vòng bi và chi tiết trên rotor trục.
  • Đo kiểm tra các thông số điện bộ dây stator.
  • Vệ sinh toàn bộ bộ dây stator.
  • Thử cao áp bộ dây.
  • Kiểm tra, đo kiểm các đầu dò nhiệt độ, độ rung.
  • Kiêm tra các mối hàn trên thân stator.
  • Sấy khô, phun sơn cách điện tăng cường, phun sơn bảo vệ.

3.2. Rotor

  • Tháo điểm nối giữa cuộn dây với cụm vành trượt.
  • Vệ sinh bộ dây rotor.
  • Đo kiểm các thông số điện bộ dây stator.
  • Đo kiểm tra kích thước lắp bạc đạn (dung sai lắp ghép)
  • Sấy khô, phun sơn cách điện tăng cường, phun sơn bảo vệ.

a. Cụm vành trượt:

  • Thử cao áp.
  • Gia công, thay thế ti dẫn bị hư hỏng.
  • Gia công thay thế ống lót cách điện bị hư hỏng.
  • Sấy tẩm cách điện.
  • Tiện láng đồng tâm, tạo rãnh thoát bụi than, đánh bóng.
  • Đấu nối với cuộn dây rotor, băng cách điện.

b. Giá than:

  • Vệ sinh toàn bộ giá than.
  • Kiểm tra, thay thế các ống lót cách điện cách vàng đỡ than.
  • Sấy tăng cường cách điện.

c. Giàn làm mát:

  • Vệ sinh các ống giải nhiệt trong giàn làm mát.
  • Thay mới Jont làm kín giữa giàn mát và thân động cơ.

d. Nắp động cơ:

  • Vệ sinh các nắp và chi tiết cụm ổ đỡ trước và sau.
  • Đo kiểm kích thước cơ khí lắp ghép (bi và gờ nắp –thân)
  • Gia công đóng sơ mi nắp.

e. Lắp ráp động cơ

  • Kiểm tra cân bằng động.
  • Đo kiểm tra các thông số điện và chạy thử không tải.
  • Lắp ráp, rà than, khóa hãm đầu trục, sơn tân trang.
  • Lắp khớp nối.

3.4. Vận chuyển động cơ đến vị trí làm việc tại hiện trường.

IV. Công tác tại hiện trường

  • Đưa động cơ vào vị trí làm việc và cân chỉnh.
  • Chạy thử hoàn tất.

 

Quý khách hàng có nhu cầu xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

 

THAM KHẢO THÊM:

Zalo
Hotline
facebook
© 2015 Bản quyền thuộc công ty TNHH MTV TM - SX- DV Thành Tâm. Thiết kế web Nina co.,Ltd.